Cùng tìm hiểu về các giống bưởi ở Đoan Hùng, Phú Thọ để không mua phải hàng kém chất lượng. Thông tin về giống bưởi Sửu chí Đám, Bưởi Bằng Luân, Bưởi Khả Lĩnh, Bưởi Xuân Vân….
Bưởi Đoan Hùng ngon phải là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát.
Đoan Hùng là một huyện của tỉnh Phú Thọ, thuộc trung du Bắc Bộ, trên ngã ba của hai con sông sông Lô và sông Chảy. Nói đến Đoan Hùng, người ta thường nghĩ đến những đồi chè, đồi cọ… và đặc biệt là một loại trái cây đặc sản: bưởi Đoan Hùng.
Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi đặc sản Phú Thọ, nổi tiếng ở khắp miền Bắc, cũng như Bố Hạ với cam, Hưng Yên với nhãn, Xuân Đỉnh với hồng xiêm, Láng với rau húng…
Bưởi Đoan Hùng ngon phải là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát. Giống bưởi đặc sản của Phú Thọ còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như vừa mới thu hoạch, thậm chí có những gốc bưởi càng để lâu ăn càng ngon (tối đa từ vụ trước sang vụ sau)
Bưởi Đoan Hùng ngon nhất có 2 loại là Bưởi Sửu Chí Đám, Bưởi Bằng Luân
– Bưởi Bằng Luân được trồng nhiều ở phía bắc huyện Đoan Hùng, tập chung ở các xã Quế Lâm, Bằng Luân, Bằng Doãn, Ngọc Quan, Tây Cốc… Bưởi Bằng Luân có cách đây 200 đến 300 năm và là giống bưởi được trồng nhiều nhất ở Đoan Hùng, Bưởi Bằng Luân có chất lượng ngon đồng đều. Bưởi Bằng Luân có 2 dạng: Dạng lá nhỏ, quả nhỏ có hình cầu dẹt hoặc dạng lá to quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, có vị thơm. Theo như kinh nghiệm của người trồng bưởi ở Bằng Luân. Bưởi Bằng Luân khi đến mùa thu hoạch các nốt sần trên vỏ to hơn bưởi Sửu Chí Đám, tôm bưởi to hơn, mọng nước hơn và vị bưởi mát hơn. ( Vì đã được cấp thương hiệu chung là Bưởi Đoan Hùng, nên có sự giao thoa giữa các giống bưởi ở các xã thuộc Đoan Hùng. Giống bưởi Sửu cũng được trồng nhiều ở Bằng Luân chứ không riêng gì ở Chí Đám
– Bưởi Chí Đám: Là giống bưởi phát triển phù hợp trên đất phù xa sông Lô, sông Chảy. Giống bưởi này được nhân dân xã Chí Đám nhân ra từ cây bưởi ngon của nhà lão nông có tên là Sửu cách đây trên 200 Năm. Từ đó người dân ở đây lấy luôn tên ông để đặt cho giống bưởi này. Bưởi sửu sau khi trồng 5 năm thì cho quả có chất lượng tốt, cây 15 năm tuổi có năng suất từ 150-200 quả và giống bưởi này có thể bảo quản sau 5-6 tháng mà vẫn giữ được chất lượng.
– Bưởi Khả Lĩnh: Có lẽ nếu không phải là người Đoan Hùng bạn sẽ ít nghe thấy cái tên này, vì vốn dĩ Khả Lĩnh là một thôn thuộc xã Đại Minh, trước những năm 50 của thế kỷ trước Khả Lĩnh thuộc Đoan Hùng, Phú Thọ. Về sau này 2 xã Hán Đà, và Đại Minh được chuyển về Yên Bình, Yên Bái. Vì là giống bưởi ngon nên cây bưởi tổ Khả Lĩnh được triết cành và trồng ở nhiều xã thuộc Đoan Hùng như từ rất lâu trong đó có Bằng Luân, Quế Lâm, Ca Đình, Tây Cốc….
– Bưởi Xuân Vân: Đây cũng là một giống bưởi ngon ở Đoan Hùng, tuy nhiên giống bưởi này chưa được công nhận là đặc sản.
Ngoài ra ở Đoan Hùng còn một vài giống bưởi nữa được bà con trồng điểm vào vườn để giúp cây thụ phấn chéo, tăng tỷ lệ đậu quả cho cây bưởi